Cách làm thẻ ATM cho học sinh - Học sinh dưới 18 tuổi có làm thẻ ATM được không?
Mục lục nội dung
Hiện nay thẻ Ngân hàng, ATM đang dần trở nên không thể thiếu trong đời sống thường ngày của mỗi người vì tính thuận tiện của nó. Chính vì những lợi ích to lớn này mà có rất nhiều người đang rất quan tâm tới cách làm thẻ ATM cho học sinh - Học sinh dưới 18 tuổi có làm thẻ ATM được không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi này nhé!
1. Tổng quan về thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM được biết đến như là một loại theo đúng tiêu chuẩn ISO 7810, thẻ này được ra đời nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng tự động như kiểm tra tài khoản ngân hàng, rút tiền, chuyển khoản và thanh toán các hóa đơn một cách dễ dàng mà không cần phải đến các Ngân Hàng chỉ cần thông qua máy rút tiền tự động hay còn được gọi là cây ATM.
Thẻ ATM gồm có 3 loại khác nhau với các chức năng riêng biệt:
- Thẻ tín dụng: Đây là loại thẻ cần phải có tài khoản ngân hàng, nhưng bạn cũng có thể mua được những món hàng mình cần mà không cần thiết phải có tiền trong tài khoản. Bởi vì tính năng chi trước trả sau, ngân hàng sẽ tạm ứng cho bạn một số tiền nhất định vào hàng tháng để bạn có thể chi tiêu và bạn sẽ phải trả lại số tiền đó trong vòng 45 ngày cho ngân hàng.
- Thẻ trả trước: Đây là một loại thẻ giống như những chiếc SIM điện thoại của bạn, bạn chỉ cần nạp một số tiền bất kì vào thẻ và dùng số tiền đó bằng chiếc thẻ trả trước. Loại thẻ này không cần bạn phải mở tài khoản ngân hàng và bạn cũng có thể đăng ký làm loại thẻ này để tặng cho người thân như một món quà thiết thực.
- Thẻ ghi nợ: Đây là loại thẻ phổ biên nhất hiện nay chỉ được mở sau khi bạn đã mở tài khoản thanh toán ngân hàng, nghĩa là thẻ này sẽ kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn. Số tiền trong tài khoản sẽ là giới hạn chi tiêu cho thẻ của bạn ghi nợ của bạn.
2. Làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi có được không?
Trước đây, các ngân hàng thường sẽ quy định chỉ mở thẻ ATM/ tài khoản ngân hàng cho những người đã trên 18 tuổi. Thế nhưng, theo các Thông tư mới nhất năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại điều 16 cụ thể là:- Được phép mở thẻ nội địa cho những người có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo các quy định chung của pháp luật Việt Nam
- Được phép mở thẻ phụ không thấu chi và thẻ trả trước cho đối tượng từ 6 đến 15 tuổi; từ 15 đến 18 tuổi có thể mở thẻ chính hoặc thẻ phụ của thẻ ghi nợ không thấu chi, thẻ trả trước
- Được phép đăng ký mở thẻ tín dụng dưới dạng thẻ phụ cho những có độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi.
* Lưu ý: Để có thể đăng ký sử dụng thẻ với những đối tượng khách hàng là học sinh hoặc những người dưới 18 tuổi sẽ phải có các văn bản đồng ý cho phép sử dụng của người đại diện. Đây cũng chính là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết nhất để có thể cấp quyền mở thẻ cho những người có độ tuổi là dưới 18 tuổi.
3. Tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh cần những gì?
Khi làm thẻ ngân hàng cho học sinh cần phải làm những gì? Đây chính là những băn khoăn chung của rất nhiều người đang muốn làm thẻ nhưng lại lo lắng vì chưa đủ tuổi. Về cơ bản, thì để làm thẻ ATM cho các học sinh thì cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện và thủ tục cụ thể như sau:
Điều kiện tạo tài khoản và làm thẻ ATM cho học sinh:
- Đối tượng học sinh/ sinh viên từ 15 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đúng theo các quy định chung của pháp luật Việt Nam
- Với những những người đang có độ tuổi dưới 15 tuổi thì cần phải có giấy bảo hộ của người bảo hộ hoặc phụ huynh để có thể mở thẻ
- Có CMND hoặc thẻ CCCD, hộ khẩu vẫn còn giá trị sử dụng thì mới đáp ứng được điều kiện mở thẻ của các ngân hàng
- Một số giấy tờ xác nhận đang còn là học sinh
Hồ sơ/ thủ tục để làm thẻ ATM cho học sinh:
- Mẫu giấy đề nghị mở thẻ ATM/ tài khoản ngân hàng theo mẫu của ngân hàng cung cấp
- CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu bản sao (kèm theo bản chính để đối chiếu)
- Thẻ học sinh/ sinh viên bản gốc hoặc giấy xác nhận học sinh
4. Làm thẻ cho người dưới 18 tuổi ở đâu?
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều ngân hàng có dịch vụ làm thẻ cho học sinh và những người có độ tuổi dưới 18 tuổi. Những cái tên điển hình như là Vietcombank, Vietinbank, ACB hay citibank, Sacombank… Bạn có thể đến các văn phòng giao dịch hoặc các chi nhánh của những ngân hàng này để có thể đăng ký dịch vụ làm thẻ ATM. Theo hình thức thẻ phụ hoặc thẻ chính. Đồng thời một số ngân hàng có thể sẽ tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên mở thẻ ngay tại trường học. Bạn có thể tìm hiểu kỹ lưỡng rồi đến đăng ký cho bản thân mình hoặc người thân theo hình thức này.
Phổ biến nhất hiện nay có thẻ 4Student của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank. Được áp dụng cho riêng đối tượng học sinh, sinh viên với những tính năng hấp dẫn. Hoạt động và phương thức giống như thẻ thông thường. Có thể giao dịch qua Internet banking và Sacombank plus.
5. Cách làm thẻ ATM cho học sinh?
Các quy trình cơ bản để có thể làm thẻ ATM cho học sinh:
Bước 1: Gọi điện đến tổng đài hoặc đến trực tiếp các chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch của ngân hàng để bày tỏ mong muốn trao đổi về nhu cầu làm thẻ ATM cho người có độ tuổi dưới 18 hoặc học sinh.
Bước 2: Sau khi đã làm rõ được nhu cầu bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ theo đúng với yêu cầu của khách hàng, thông thường thì khi mở thẻ cho độ tuổi dưới 18 tuổi mà là mở thẻ chính thì sẽ là thẻ ghi nợ thì hồ sơ sẽ bao gồm:
- Đơn đăng ký mở thẻ (Mỗi ngân hàng sẽ có một kiểu mẫu khác nhau)
- Chứng minh thư/ căn cước công dân hoặc là hộ chiếu
Bước 3: Gửi hồ sơ mở thẻ đến ngân hàng để mở thẻ và đợi lấy thẻ. Thời gian lấy thẻ sẽ tuỳ thuộc theo từng quy định của ngân hàng khác nhau, thông thường sẽ rơi vào tầm 5 - 7 ngày.
Trường hợp chủ thẻ chính muốn làm một loại thẻ phụ cho người có độ tuổi dưới 18 sử dụng thì cũng cần phải thông báo với ngân hàng đã phát hành ra thẻ chính và làm đơn đề nghị theo mẫu của ngân hàng đó để có thể làm thể phụ. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và xem xét yêu cầu của bạn có phù hợp với điều kiện và quy định phát hành thẻ phụ của ngân hàng không, nếu phù hợp ngân hàng sẽ tiến hành phát hành thẻ cho bạn.
Sau đây là danh sách một số ngân hàng cho phép làm thẻ cho người có độ tuổi dưới 18, hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh.
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)
- Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
6. Hướng dẫn cách mở thẻ online nhanh nhất cho người dưới 18 tuổi
Hiện nay có các ngân hàng đang hỗ trợ dịch vụ mở thẻ trực tuyến cho các khách hàng. Giúp cho khách hàng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, lại vô cùng dễ dàng. Bạn cũng có thể vào các trang web của ngân hàng tiêu biểu như Techcombank, Vietcombank, ngân hàng phương Đông, VIB để có thể bắt đầu thực hiện các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Vào mục đăng ký mở thẻ ATM online hiện trên màn hình.
- Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin bắt buộc theo yêu cầu của ngân hàng.
- Bước 3: Nhấn vào nút hoàn tất để được xác thực qua mã sms, hoặc cuộc gọi từ ngân hàng đó.
7. Sau khi nhận thẻ cần lưu ý những gì?
- Đối với loại thẻ dành cho học sinh, sinh viên cũng cần phải đảm bảo an toàn bảo mật cao. Cho nên, việc đầu tiên sau khi được cấp thẻ vẫn là ra cây Atm để đổi mã PIN. Các thao tác tương tự như loại thẻ thông thường. Gồm các bước nhập mã cũ, đổi mã và xác thực số PIN mới.
- Hai dịch vụ SMS và Internet Banking cũng là những tiện ích mà một chủ tài khoản cần có. Để thuận lợi trong việc kiểm tra số dư, các giao dịch thường xuyên.
Viết bình luận